Cơ chế chống oxy hóa của vitamin C mà không phải ai cũng biết

Có mặt tự nhiên trong cơ thể con người, Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, duy trì hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây lão hóa da. Vậy cơ thể bạn sẽ ra sao nếu thiếu Vitamin C? cơ chế chống oxy hóa của vitamin C như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay nhé!

Vitamin C có công dụng gì?

  • Vitamin C là chất chống oxi hóa cao giúp chúng ta bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại của môi trường, ô nhiễm hay tia tử ngoại. Những tác nhân đó sẽ xâm nhập vào bề mặt da và tạo các gốc tự do.
Cơ chế chống oxy hóa của vitamin C
Vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Các gốc tự do sẽ gây hại cho các tế bào và cản chở khả năng tái tạo tế bào mới và ngăn quá trình tổng hợp collage.
  • Vitamin C giúp làn da sáng, cải thiện cấu trúc da và tạo độ đàn hồi cho da.
  • Giảm sự xuất hiện các đốm nâu, nám, tàn nhang.
  • Làm mờ các vết thâm, ửng đỏ bằng cách kích thích khả năng tự làm lành vết thương của da.
  • Tăng cường tác dụng của kem chống nắng và  giúp da có khả năng chống tia UV.

Chất chống oxy hóa là gì?

Cơ chế chống oxy hóa của vitamin C
Chất chống oxy hóa là các chất làm chậm sự tổn hại của tế bào
  • Chất chống oxy hóa là các chất tự nhiên hoặc nhân tạo ngăn ngừa và làm chậm  sự tổn hại của tế bào do quá trình oxy hóa. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng kéo dài tuổi thọ.
  • Một số chất chống oxy hóa phổ biến là Vitamin C và E, β-carotene, lycopene, lutein và zeaxanthin. Những thành phần hoạt tính sinh học này tương tác với các loại hóa chất có hại trong cơ thể được gọi là các gốc tự do.

Cơ chế chống oxy hóa của Vitamin C

  • Vitamin C là chất giữ vai trò cần thiết trong việc phòng ngừa, bảo vệ da và cấu trúc nội bào khỏi các stress oxy hóa bằng cách nhường các electron và trung hòa gốc tự do.
  • Vitamin C đã được chứng minh đem đến rất nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe làn da, bên cạnh đó khả năng chống oxy hóa của Vitamin C còn hoạt động như một yếu tố sinh học.
Cơ chế chống oxy hóa của vitamin C
Cơ chế chống oxy hóa của Vitamin C
  • Các chất chống oxy hóa có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa gây hại trong người thành những chất vô hại và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.
  • Với khả năng chống oxy hóa, Vitamin C sẽ giảm đi đáng kể sự tổn thương mà các tia UV đem lại. Nó còn được chứng minh là bảo vệ làn da khỏi sự tác động của các tia UVA, và ngăn ngừa sự biến đổi cấu trúc tế bào liên quan đến quá trình peroxid hóa lipid.

Sẽ ra sao nếu cơ thể thiếu vitamin C?

Cơ chế chống oxy hóa của vitamin C
Hậu quả của việc thiếu vitamin C
  • Đau người: Cơ bắp, các khớp đau mỏi là một trong các triệu chứng thiếu hụt vitamin C. Đôi khi triệu chứng này không được chú ý hoặc dễ bị nhầm lẫn với các loại viêm khớp khác.
  • Giảm cân: Thiếu hụt vitamin C có thể khiến một người bình thường trở nên gầy gò . Đây là hiện tượng phổ biến được gọi là suy dinh dưỡng.
  • Mệt mỏi: Người thiếu Vitamin C rất dễ mệt mỏi ngay cả khi trong giấc ngủ hoặc bị giảm đi năng lượng tiêu thụ tổng thể.

Người thiếu Vitamin C rất dễ mệt mỏi ngay cả khi trong giấc ngủ hoặc bị giảm đi năng lượng tiêu thụ tổng thể.

Dấu hiệu bầm tím nhận thấy khi bị thiếu hụt vitamin C
  • Nhiễm trùng: vitamin c rất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể làm hệ thống miễn dịch bị tổn thương, rất dễ khiến bạn mắc các loại bệnh cảm lạnh.
  • Tóc và da khô: Ngay cả khi đã dưỡng ẩm thường xuyên nhưng tóc và da bạn vẫn bị khô nẻ thì đó là một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin C.
  • Bầm tím: Một dấu hiệu bạn chỉ có thể nhận thấy khi thiếu hụt vitamin C là cơ thể bạn rất dễ xuất hiện các vết bầm tím. Các vết bầm tím có thể xuất hiện kể cả khi bạn va chạm nhẹ hoặc không giải thích hay nhớ đến lí do bị bầm tím.
  • Thay đổi tâm trạng: Việc thiếu hụt Vitamin C cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Người thiếu vitamin C thừa rất dễ nóng nảy và hay bị kích động. Mặc dù đây không phải là tính cách của họ.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể mình có hơn 2 triệu chứng trên thì hãy đi gặp ngay bác sĩ để kiểm tra mình có thiếu Vitamin C không nhé !

Orchivi.com

Xem thêm: Hồi xuân dễ ợt bằng cách pha trà kỷ tử ngay tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *